Tuyệt chiêu lọc hồ cá koi
Hồ cá koi sau một thời gian sử dụng sẽ dần trở nên có các dấu hiệu như nước bị vẩn đục, có mùi hay xuất hiện nhiều rêu xanh. Đây là những dấu hiệu xấu cho sự phát triển của những chú cá koi. Chính vì vậy, việc làm sạch những chất bẩn này là điều cần thiết và quan trọng. Nếu bạn đang không biết cách để có thể vừa xử lý được những chất bẩn trong hồ vừa không ảnh hưởng đến cá. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn!
Hiện nay, nếu nói đến cách xử lý chất bẩn hay cách làm sạch hồ cá koi hiệu quả nhất có lẽ người ta sẽ nhắc bạn 2 phương pháp chính: lọc cơ học và lọc sinh học. Vậy những cách lọc này có gì đặc biệt và nổi bật. Hãy cùng Saigon Landscape khám phá nhé!
Phương pháp 1: Lọc cơ học
Có thể hiểu đơn giản loại lọc này chính là cách dùng màng lọc và hộp lọc để có thể làm sạch nước và loại bỏ chất bẩn.
Cơ chế hoạt động của phương pháp lọc hồ cá koi này chính là dòng nước được bơm đưa qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn sẽ bị giữ lại. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ được các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và thậm chí là những vi khuẩn có hại. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó sẽ bị nghẽn sau một thời gian sử dụng.
Có thể kể đến một số phương pháp lọc cơ học khác như:
Phương pháp lắng ly tâm: Đưa nước thải từ hồ vào một khoang hình trụ rồi sau đó tạo một lưu tốc lớn để đẩy chất thải xoay tròn và lắng lại vào tâm hình trụ. Sau đó chúng được loại ra ngoài. Phương pháp này không thể thực hiện được ở một hồ lắng thông thường.
Phương pháp Protein skimmer: Đây là phương pháp cơ học được ưu tiên khi tiến hành lọc ở bể cá. Cách này dùng bọt khí để đưa chất bẩn ra khỏi hồ giống như hiện tượng sóng biển đẩy bọt bẩn lên bờ. Và chúng có thể thay thế được các loại bơm tạt và cung cấp oxy cho hồ, hơn nữa chúng lại dễ thực hiện và rất tiết kiệm điện.
Phương pháp bakki shower: Đây là phương pháp có sự kết hợp của phương pháp vật lý, hóa học và sinh học.
Một số phương pháp cơ học khác như thay nước sạch để làm loãng chất bẩn trong hồ, nhưng không nên thay quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng đến cá.
Phương pháp 2 : Lọc sinh học
Hồ cá koi sử dụng phương pháp lọc sinh học là quan trọng nhất. Bởi chúng có thể loại được những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Phương pháp này trong hồ koi hoạt động dựa theo chu trình nitro trong tự nhiên.
Một số phương pháp lọc sinh học:
Lọc dùng vi khuẩn hiếu khí: Là phương pháp duy trì nồng độ oxy cao trong ngăn lọc vi sinh. Phương pháp này nhanh hơn cách dùng vi khuẩn kị khí.
Lọc sử dụng thực vật: Trồng các loại cây thủy sinh hay làm bẫy rêu để loại độc tố. Tuy nhiên cần phải cắt tỉa và thu hoạch chúng thường xuyên để không bị phản tác dụng khi chúng chết.
Lọc dùng tia UV: Các ánh sáng tia UV sẽ rất có ích khi chúng giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và các ký sinh trùng, đồng thời chúng còn có công dụng làm đẹp cho hồ cá nữa đấy.
Nếu hồ cá koi nhà bạn chưa có một hệ thống lọc thực sự hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn và giải pháp tối ưu nhất phù hợp với sân vườn của bạn.
Có cần phải thường xuyên vệ sinh hệ thống lọc hồ cá koi không?
Trong một hệ sinh thái hồ cá koi thì vai trò của hệ thống lọc cực kì quan trọng trong việc giúp cho những chú cá koi phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên liệu có nên vệ sinh bộ lọc thường xuyên hay là chỉ làm theo quý, theo mùa. Hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời thích đáng nhất nhé.
Rõ ràng, với những ai yêu và đam mê những chú cá chép koi Nhật, thì việc tạo ra một môi trường cho cá phát triển tốt là cực kì cần thiết. Vậy nên, trong hệ sinh thái hồ cá koi thì việc trang bị một hệ thống lọc chất lượng là điều không thể bỏ qua. Trong đó lọc vi sinh chiếm một phần vô cùng quan trọng, nó góp phần rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái trong hồ cá.
Thông thường khi làm những bộ lọc này, nhiều người vẫn hay có những thắc mắc như: Nếu dòng chảy đi qua bộ lọc với tốc độ quá nhanh thì nó có làm trôi hết vi sinh vật không? Việc thêm hoá chất sát trùng nước vào hồ thì có thể làm chết hết toàn bộ vi sinh vật trong bộ lọc hay không? Nếu vệ sinh bộ lọc thì liệu rằng các vi sinh vật có bị rửa trôi hay bị tiêu diệt hết?
SGL xin được giải đáp thắc mắc cho các bạn như sau:
Hệ sinh thái vi sinh vật trong một thiết kế hồ cá koi được xem là một khối thống nhất, cùng sống, hay thậm chí là cùng chết. Chính vì vậy, chúng cần có thời gian để có thể hình thành và phát triển. Các vi sinh vật cũng không ngoại lệ, chúng sống cộng sinh hỗ trợ nhau tiếp thu năng lượng, carbon, chất dinh dưỡng và thậm chí một khi đã hình thành sự liên kết thì chúng rất khó bị phá vỡ dù là tác động cơ học hay là hóa chất hay đi nữa.
Chính vì vậy, nếu muốn “đào thải” những vi khuẩn cũ lấy những vi khuẩn mới cho hệ sinh thái hồ cá koi thì cách tốt nhất là nên làm sạch cho các khoảng trống hay các kênh nước nhỏ – nơi vận chuyển chất dinh dưỡng và làm sạch khối chất thải, tái tạo lại nước sạch làm cho hồ sạch hơn cũng như làm cho vi khuẩn ít có cơ hội sinh trưởng.
Tóm lại, hồ cá koi nên chỉ cần một thời gian nhất định để tạo ra quần thể vi sinh ổn định, thì khi đó bạn mới có thể yên tâm vệ sinh hệ thống lọc của mình mà không sợ làm mất vi sinh.
Hãy liên hệ ngay với SGL – Saigon Landscape chúng tôi để nhận được tư vấn về cách chăm sóc hồ cá koi cụ thể và chi tiết nhất hoàn toàn miễn phí tại đây. Đảm bảo hồ cá của bạn sẽ được chăm sóc kịp thời và hiệu quả nhất.
SGL Team