Cây Phương Vĩ

Tên phổ thông: Phượng vĩ

Tên khoa học: Delonix regia

Họ thực vật: Vang - Caesalpiniaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Madagascar

Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp

Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây gỗ lớn, cao 10 - 20m, tán hình nấm, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài mọc nghiêng, nên tán mở rộng và dày. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, rụng thưa vào mùa khô.
Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa lớn, dài 20 - 50cm, mang hoa xếp thưa, xoè rộng. Hoa lớn, màu đỏ tươi với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các các vạch đốm màu trắng. Nhị có bao phấn cong màu đỏ. Hoa nở rộ vàn tháng 4-7, làm cho tán cây được bao trùm bởi một màu đỏ. Quả rất lớn, dài 20 - 60cm, rộng 4 - 6cm, dẹt, vỏ hoá gỗ. Hạt rất cứng. Mùa ra hoa: từ tháng 4-6. Hoa đỏ rực. Trồng nhiều ở vỉa hè, công viên, trường học.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
Phù hợp với: Cây ưa sáng, phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng phải thoát nước tốt, thân dòn dễ gãy nên cần được bảo vệ trước gió lớn. Hệ rễ lớn có thể gây tổn hại tới đường và các công trình công cộng.

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ. Và, chắc hẳn đã và đang tồn tại những cánh phượng đỏ trong tâm hồn của những ai đã và từng bước qua ngưỡng cửa sân trường…